8 dấu hiệu của bệnh suy thận và cách phòng ngừa

Suy thận vốn tưởng chừng là căn bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi thì ngày nay, căn bệnh này đang dần có xu hướng tiến tới lớp trẻ. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam ở năm 2019 thì có khoảng 5 triệu bệnh nhân suy thận bao gồm 26.000 bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo. Bên cạnh đó số lượng người trẻ mắc suy thận mạn mỗi năm tăng lên khoảng 5-10%

Tổng quan bệnh suy thận

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận là một tình trạng bệnh lý trong đó chức năng của cơ quan thận bị suy giảm khiến mức hoạt động của thận chỉ có thể hoạt động dưới 15% so với bình thường.

Dựa vào thời gian mắc bệnh, suy thận được chia làm làm hai nhóm: suy thận cấp và suy thận mạn (bệnh thận mạn)

  • Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng của thận trong vài giờ đến vài ngày. Khả năng lọc của thận bị suy giảm khiến cho các chất dư thừa không được đào thải mà tích tụ ở trong máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh thận mạn (chronic kidney disease) là tình trạng suy giảm các chức năng thận không hồi phục, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh.

Suy thận có chữa được không?

  • Suy thận cấp diễn ra trong vài ngày hoặc vài giờ, nếu được phát hiện và điều trị thích hợp thì có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.
  • Đối với suy thận mạn, do những tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các nephron, vì vậy điều trị bệnh thận mạn không thể khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn các biến chứng và thay thế chức năng lọc máu.

Dấu hiệu của bệnh suy thận

Đi tiểu bất thường

Thận là cơ quan bài tiết vì vậy các thay đổi trong quá trình tiểu tiện là dấu hiệu đầu tiên để nhận thấy các bệnh về thận như tần suất đi tiểu bất thường, tiểu đêm nhiều, nước tiểu có màu tối, khó đi tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Đau vùng lưng

Vị trí của thận nằm ở hai bên dưới xương sườn và tựa vào cơ lưng. Vì vậy mà khi thận có dấu hiện tổn thương có thể gây ra các cơn đau ở vùng lưng. Nếu vùng lưng có dấu hiệu đau liên tục và lan ra phía trước vùng hông hoặc chậu thì bạn cũng cần chú ý khi có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn đầu.

Đau lưng là một trong những dấu hiệu của bệnh suy thận
Đau lưng là một trong những dấu hiệu của bệnh suy thận.

Da nổi mẩn ngứa

Vai trò của thận là lọc bỏ cặn bã ra khỏi máu. Khi thận gặp vấn đề các chất cặn bã không được lọc bỏ sẽ tích tụ trong máu có thể gây ngứa ở da.

Suy nhược cơ thể

Erythropoietin là một loại hormone có chức năng tái tạo hồng cầu, được tổng hợp chủ yếu bởi các tế bào kẽ trong ống thận. Chức năng thận bị suy giảm khiến cho quá trình tổng hợp Erythropoietin giảm khiến cho lượng hồng cầu sinh ra không đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển oxi cho cơ thể dẫn đến cơ thể dễ mệt mỏi.

Cơ thể xuất hiện phù nề

Suy thận khiến cho việc lọc và loại bỏ chất lỏng dư thừa giảm. Chất lỏng không được loại bỏ sẽ tích tụ gây phù nề (tay, chân, cổ chân,…)

Phù nề có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận
Phù nề có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận.

Khó thở

Chất lỏng và cặn bả tích tụ ở các mô và cơ quan phổi kèm theo việc sản xuất hồng cầu giảm không đáp ứng đủ cho quá trình vận chuyển oxi dẫn đến các triệu chứng khó thở.

Hơi thở có mùi

Các chất thải không lọc bỏ được tích tụ trong máu gây ra chứng urê huyết khiến hơi thở có mùi.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu lên não khiến cho não không được cung cấp đủ oxi để thực hiện các chức năng vốn có khiến cơ thể thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt và làm giảm khả năng tập trung.

Hiện nay, có nhiều trường hợp bệnh nhân không có những biểu hiện bệnh nhưng đi khám thì đã ở giai đoạn cuối. Vậy nên, khi bạn thấy có một trong những dấu hiệu bất thường nên đi khám ở trung tâm y tế hoặc các bệnh viện gần nhất để sớm phát hiện và đưa ra các biện pháp trị liệu ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Cách phòng ngừa suy thận[6]

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chọn bữa ăn lành mạnh và cắt giảm lượng muối và đường sao cho lượng natri mỗi ngày ít hơn 2.300 miligam và lượng đường bổ sung ít hơn 10% lượng calo nạp vào hàng ngày.

Bỏ thói quen lạm dụng thuốc lá và thức uống chứa cồn

Hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Nên hạn chế hút thuốc lá và các thức uống chứa cồn. Có thể uống một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ và hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới. Một ly là:

340,19 mg bia

42.52 mg rượu

Thường xuyên rèn luyện cơ thể

Các bài tập thể thao hoặc hoạt động ngoài trời giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng cũng như kiểm soát được lượng đường huyết. Nên dành ra 30 phút để rèn luyện cơ thể hoặc đi bộ ngoài trời mỗi ngày.

Quản lý sức khỏe

Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc, cẩn thận khi sử dụng các thuốc giảm đau không được kê đơn. Việc thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm hỏng thận nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra nếu bạn có tiền sử các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp ở mức phù hợp. Giữ số huyết áp của bạn gần với mục tiêu của bạn. Mục tiêu huyết áp đối với hầu hết người mắc bệnh tiểu đường là dưới 140/90 mmHg.

Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh suy thận sẽ giúp cho bản thân kịp thời điều trị, tránh khiến bệnh phát triển đến giai đoạn cuối. Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị suy thận.

Suy thận – nguyên nhân và cách điều trị

Chia sẻ :
Đánh giá bài viết :
5/5 (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *