Công dụng của Tang Phiêu Tiêu trong y học truyền thống
Theo truyền thống các nước châu Á, bao gồm Hàn quốc, Trung quốc và Đài Loan, Tang phiêu tiêu được sử dụng để điều trị chứng tiểu không tự chủ và đi tiểu thường xuyên
Ở Hàn quốc, Oootheca còn được sử dụng với mục đích kích thích tình dục ( viện đông y hàn quốc)
Ở Trung quốc, Ootheca thường được sử dụng làm thuốc lợi tiểu , ngoài ra còn là vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc cổ truyền của Trung quốc để điều trị lâm sàng các bệnh suy thận, đái dầm ở trẻ em ( Tan et al.1997)

Các nghiên cứu về Công dụng của Tang phiêu tiêu trong y học hiện đại
Tác dụng kháng khuẩn và chống màng sinh học của Tang phiêu tiêu
Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người đã trở nên phổ biến đối với y học hiện đại. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong những năm gần đây đã gây nên sự gia tăng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Sự hình thành màng sinh học không những giúp vi khuẩn kháng lại các loại thuốc, mà còn giúp chúng có khả năng chịu đựng trong điều kiện khắc nghiệt hơn ( nhiệt độ cao, nồng độ cao của thuốc điều trị…..)khiến việc điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn ngày càng trở nên khó khăn. Pseudomonas aeruginosa là một trong các chủng vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại thuốc, và là chủng vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng ở người liên quan tới viêm phổi, viêm đường hô hấp có tỷ lệ tử vong cao.
Sau khi thực hiện thử nghiệm dịch chiết lipid của Ootheca đối với chủng P.aeruginosa, đối chứng với tác dụng của thuốc Ciprofloxacin trên chủng này, các nhà khoa học đã thu được hiệu quả tương đương. Điều đó chứng tỏ Ootheca là nguồn dược liệu tiềm năng có hiệu quả trong việc kháng khuẩn và chống màng sinh học của vi khuẩn. (Journal of Zhejiang University 2018)

Hiệu quả trong việc chống xơ vữa động mạch và và có tác dụng giãn mạch
Nội mạc mạch máu thực hiện chức năng cân bằng nội mô bên trong các mạch máu. Nằm giữa lòng mạch và các tế bào cơ trơn của thành mạch, lớp tế bào nội mô có thể truyền các tín hiệu từ máu, cảm nhận các lực cơ học trong lòng mạch và điều chỉnh trương lực mạch. Chất giãn mạch quan trọng nhất được sản xuất bởi tế bào nội mô là EDRF được xác định là oxit nitric (NO). NO đã được xác định là chất dẫn truyền thần kinh ở cả hệ thần kinh ngoại vi và trung ương . Nó chiếm nhiều phản ứng tự chủ trong hệ thống tim mạch, cũng như trong đường tiêu hóa và niệu sinh dục, chẳng hạn như điều hòa lưu lượng máu và huyết áp , ức chế nhu động đường tiêu hóa và thư giãn niệu đạo trong phản xạ tiểu tiện.
Ngoài chức năng giãn mạch quan trọng, NO còn ức chế sự co bóp, di chuyển và tăng sinh của tế bào cơ trơn cũng như sản xuất endothelin, kết tập tiểu cầu và sự bám dính của bạch cầu vào lớp nội mạc và sau đó ngăn chặn quá trình tạo xơ vữa.
Dịch chiết Ootheca có tác dụng giãn mạch thông qua sự gia tăng sản xuất NO ở các tế bào nội mô. Điều này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tác dụng bảo vệ mạch máu của Ootheca và củng cố việc sử dụng loại dược liệu truyền thống này trong điều trị bệnh tăng huyết áp.
Tác dụng chống ô xi hóa của Tang Phiêu Tiêu
Là một vị thuốc cổ truyền có nhiều ứng dụng rộng rãi, Ootheca còn chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chống oxh. Sau khi phân lập dịch chiết ethanol 70% của Ootheca, người ta thu được 3 dẫn xuất N-acetyldopamine mới và 13 hợp chất khác đều thể hiện hoạt tính chống ô xi hóa thông qua thử nghiệm loại bỏ gốc tự do, đồng thời chúng còn có tác dụng ức chế đối với việc tạo ra xác loại oxy phản ứng nội bào
Tang Phiêu Tiêu giúp tăng chỉ số tinh hoàn
Thực hiện nghiên cứu tổn thương tinh hoàn : chuột đực sau 3 tuần tiếp xúc với chiếu xạ vùng chậu được uống Ootheca với liều 5mg và 10mg/kg/ngày. Sau 35 ngày quan sát và thực hiện các xét nghiệm liên quan, người ta nhận thấy sự giảm số lượng tinh trùng trong tinh hoàn do chiếu xạ được Ootheca chống lại, và xác nhận mức tăng testosterone sau khi điều trị. Điều đó chứng tỏ Ootheca có tác dụng phục hồi quá trình sinh tinh.

Bài viết cùng chuyên mục
Tác dụng của L – Carnitine Fumarate
Tác dụng của Silymarin
1 Comment
Tác dụng của Alpha lipoic acid (ALA)
1 Comment
Tác dụng của Lá Ổi Psidium guajava L