Công dụng của Tinh bột Nghệ trong y học truyền thống Việt Nam và trên thế giới.
- Thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở.
- Chứa bệnh do sau khi đẻ máu xấu không ra.
- Hết hòn cục đau bụng, bị đòn, ngã tổn thương, ứ máu.
- Chữa dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
- Nghệ tươi dã lấy nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.
- Nhuộm màu thực phẩm, bao phim viên thuốc, nhuộm len tơ, da, giấy.
- Rễ củ nghệ chữa khí huyết uất trệ, bụng sườn đau, thổ huyết, ra máu cam, đái ra máu, điên cuồng và nhiệt bệnh hôn mê.
- Dùng ngoài chữa vết thương lâu lên da (giã dập bôi lên vết thương)
- Ở Ấn Độ, Nghệ dùng làm chất nhuộm màu trong dược phẩm, thực phẩm, bánh kẹo. Trong Y Học, dùng làm chất dễ tiêu, bổ và lọc máu, chữa sốt rét, trộn với sữa nóng trị cảm lạnh. Nước ép Nghệ tươi dùng làm thuốc chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Dùng đắp ngoài chữa bệnh loét không đau. Dùng bột nhão làm từ bột thân rễ nghệ cùng với vôi để chữa đau khớp. Nước sắc thân rễ có tác dụng giảm đau viêm tấy có mủ. Cao nước thân rễ được dùng điều trị các bệnh về mật.
- Trong y học Trung Quốc, Nghệ được dùng làm thuốc kích thích, bổ, giảm đau, cầm máu và tăng chuyển hóa, được chỉ định trong loét dạ dày, chảy máu dạ dày do loét, đái ra máu và các bệnh khác. Dùng ngoài dạng bột chữa vết thương, trĩ, viêm mủ da và bệnh nấm tóc. Mỗi lần uống 8-10g dạng thuốc sắc và hãm. Dùng ngoài, dạng bột làm từ thân rễ phơi khô.
- Ở Nepal, Nghệ được dùng làm thuốc kích thích, bổ, làm trung tiện, lọc máu. Dùng ngoài, chữa bong gân và vết thương. Nước sắc thân rễ nghệ dùng trong viêm tấy có mủ. Nước ép tươi chữa gian sán và chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Nghệ cũng được làm thuốc chống dị ứng.
- Ở các nước Đông Nam Á, Nghệ được coi là có tác dụng bổ dạ dày, gây trung tiện, cầm máu, chữa vàng da và bệnh gan khác. Dùng ngoài chữa ngứa, vết thương nhỏ, sâu bọ cắn, phát ban da, đậu mùa, và làm thuốc làm mưng mủ. Có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt, tăng tuần hoàn, tan cục máu đông, trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau bụng, ngực và lưng, tiêu chảy, thấp khớp, ho, lao phổi. Là thuốc chống co thắt, trị viêm lợi, có tác dụng diệt côn trùng, diệt nấm, diệt giun tròn.
- Ở Papua Niu Guinê, Nghệ trị đau ở da, vết thâm tím, viêm xuất tiết và cảm sốt, làm gia vị.
- Kiêng kỵ: Cơ thể suy nhược, không bị ứ trệ, không dùng. Phụ nữ có thai không dùng
Các nghiên cứu về Công dụng của Tinh bột Nghệ trong y học hiện đại
- Tác dụng bảo vệ, chống loét dạ dày
- Hoạt động chống oxy hóa
- Hoạt động chống viêm
- Tác dụng phòng ngừa ung thư
Tài liệu tham khảo:
Xem tổng hợp các đề tài nghiên cứu về Tinh bột Nghệ công bố trên thư viện y khoa quốc tế
Tinh bột Nghệ được viết trong cuốn Cây Thuốc và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam
Tinh bột Nghệ được viết trong cuốn những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi
Chia sẻ :
Đánh giá bài viết :
5/5 (1 bình chọn)
Bài viết cùng chuyên mục
Tác dụng của L – Carnitine Fumarate
Tác dụng của Silymarin
1 Comment
Tác dụng của Alpha lipoic acid (ALA)
1 Comment
Tác dụng của Lá Ổi Psidium guajava L