Các xét nghiệm dùng chẩn đoán bệnh Gan Mật.

1. Bilirubin – huyết, sắc tố mật và urobilinogen trong nước tiểu (Chẩn đoán vàng da, tắc mật)

  • Định lượng bilirubin huyết thanh: Xét nghiệm này cho phép phát hiện một trường hợp tăng bilirubin máu vừa phải của vàng da tiềm ẩn mà lâm sàng chưa phát hiện được bắt đầu từ 2mg% (bình thường bilirubin ≤ 1.5mg%)
Bilirubin huyết thanh Bình thường Bệnh lý
Bil. TP ≤ 1.5mg%  Vàng da niêm rõ khi≥ 2mg%
Bil. GT 2/3 Bil. TP ≤ 2/3 Bil. TP Bệnh lý gây vàng da trước gan và tại gan
Bil. TT ≤ 1/3 Bil. TP Bệnh lý gây vàng da tại gan và sau gan

Bảng nồng độ Bilirubin huyết thanh

  • Định tính sắc tố mật trong nước tiểu: Bình thường không có bilirubin trong nước tiểu. Còn nếu có thì là bilirubin TT: Bệnh lý vàng da tại gan và sau gan
  • Định lượng urobilinogen trong nước tiểu
    • Bình thường có một lượng nhỏ urobilinogen trong nước tiểu
    • Giảm urobilinogen nước tiểu: Tắc mật không hoàn toàn
    • Urobilinogen nước tiểu (-): Tắc mật hoàn toàn
    • Tăng trong tán huyết.

2. Xét nghiệm về Enzym gan (ALT, AST, LDH, MDH, ALP, GGT, Cholinesterase)

  • Có hai loại enzym: Enzym ngoại bào và nội bào
Theo vị trí Enzym Ý nghĩa Rối loạn bệnh lý
Enzym ngoại bào Cholinesterase Khả năng tổng hợp của Gan Tổn thương do ngộc độc phosphor hữu cơ
Enzym nội bào ALT, AST, LDH, MDH Mức độ hủy tế bào gan Bệnh lý có hoại tử tế bào gan
Enzym nội bào ALP, GGT Tình trạng lưu thông của mật Bệnh lý tắc mật

 

Các enzym quan trọng trong chẩn đoán bệnh Gan mật

  • Aminotransferase: Là những enzym chuyển nhóm amin, có hai enzym phồ biến là AST và ALT
    • ALT (alanin aminotransferase – GPT: Glutamat pyruvat transaminase) : Có nhiều ở gan (Bào tương)
    • AST (Aspartat aminotransferase – GOT: Glutamat oxaloacetat transaminase): Có nhiều ở gan (ty thể), tim, não, cơ.
    • Aspartat + α ceto glutarat (AST/GOT) <===> Oxalo acetat + Glutamat
    • Alanin + α ceto glutarat (ALT/GPT) <===> Pyruvat + Glutamat
    • Hoạt độ ALT/ huyết thanh và AST huyết thanh < 40U/L
    • Hoạt độ ALT và AST/ hồng cầu > 4-8 lần trong huyết thanh, do đó tránh tán huyết khi lấy máu.
ALT AST
Huyết thanh 1 1
Tế bào gan 2750 7100
Tế bào tim 444 7800
    • Hoạt tính enzym ATL và AST nội bào của gan rất cao so với huyết thanh
    • Khi có hội chứng hủy tế bào gan, ALT và AST thường tăng > 10-100 lần, do đó có giá trị trong chẩn đoán viêm gan cấp.
  • ALP (Alkalin phosphatase)
    • Enzym thủy phân, cắt liên kết phosphat của các chất hữu cơ phosphat.
    • Có nhiều ở tế bào gan, đường ống dẫn mật, xương, nhau, ruột
    • Tăng lên trong bệnh lý tắc mật, cường cận giáp, thiếu vitamin D, bệnh xương (còi xương, ung thư, lao xương bệnh Paget, đau tủy xương, Kahler…)
    • Là một chỉ số quan trọng để chuẩn đoán tắc mật cùng với GGT
    • Để phân biệt tăng ALP do xương hay gan, người ta dùng phương pháp điện di isoenzym ALP.
  • GGT (Gamma glutamyl transferase)
    • Là enzym có vai trò trong chuyển hóa acid amin và điều hòa lượng Glutathion trong cơ thể: γ-Glutamin-peptid + aa ==> γ-Glutamin-aa + peptid
    • Có nhiều ở gan (màng tế bào gan và ống dẫn mật), thận
    • Tăng lên trong bệnh lý tắc mật, bệnh gan do rượu
    • Bình thường GGT ≤ 40U/L

Ý nghĩa xét nghiệm các enzym trong huyết thanh

Hoạt tính enzym tăng cao bất thường, có thể do 4 yếu tố:

  • Hủy tế bào
  • Tế bào bị tổn thương
  • Rối loạn chuyển hóa trong tế bào
  • Tăng sinh tổng hợp enzym (Cảm ứng tổng hợp enzym)

3. Xét nghiệm về protein, các dẫn xuất nitơ

Các Xét nghiệm nitơ máu Tên xét nghiệm
Protein máu 1. Định lượng albumin/máu
2. Điện di protein/máu
Yến tố đông máu 3. Định lượng fibrinogen/ máu

4. Định TP

5. Định lượng yếu tố V

Dẫn xuất Nitơ 6. Định lượng urê/ máu

7. Định lượng NH3/máu

Định lượng albumin trong máu

Nguyên tắc xét nghiệm:

  • Phương pháp hóa học: Bromocresol green.
  • Phương pháp miễn dịch với kháng thể đơn dòng kháng albumin

Mục đích xét nghiệm: Đánh giá mức độ tổng hợp của tế bào gan

  • Giảm trong các bệnh lý gây suy tế bào gan (xơ gan).

Điện di protein/ máu.

Nguyên tắc xét nghiệm: Khả năng tích điện và di chuyển trong điện trường khác nhau của từng loại protein

Mục đích xét nghiệm: Đánh giá chức năng tổng hợp và tình trạng viêm của gan

  • Khi viêm gan cấp: α1globulin, α2globulin tăng
  • Khi viêm gan mạn: γ globulin tăng
  • Trong xơ gan: Albumin giảm, γ globulin tăng, hình ảnh bloc β-γ
  • γ globulin tăng cao nối liền với phần β globulin ==> vệt lớn chung, do tăng IgA lấp đầy khoảng trống β và γ gọi là bloc β-γ.

Xác định các yếu tố đông máu

  • Xác định các Protein đông máu: I, II, V, VII, X…Khảo sát đường đông máu ngoại sinh (yếu tố: II, V, VII, X) = Thời gian Quick (TP).
  • Trong suy gan, ứ mật: Tỷ lệ prothrombin giảm (bình thường > 80%); TP kéo dài (bình thường: 11-14″).
  • Sự tổng hợp các yếu tố II, V, VII, X phụ thuộc vào vitamin K, yếu tố V không phụ thuộc vitamin K.
  • Trong tắc mật kéo dài, do giảm hấp thu vitamin K ==> TP kéo dài và trở về bình thường khi tiêm vitamin K tĩnh mạch: Thử nghiệm Koller dương tính.
  • Test Koller (+): Phân biệt TP kéo dài do tắc mật hay do suy tế bào gan: test Koller (-).
  • Nếu định lượng yếu tố V thì chỉ giảm trong suy gan

Định lượng Ure/máu và NH3/máu

  • Urê huyết: Giảm trong suy gan nặng
  • Nh3-huyết (amoniac): Tăng trong suy gan nặng, có giá trị theo dõi tình trạng bệnh não do gan, trong diễn biến suy gan nặng, xơ gan giai đoạn cuối.
  • NH3-huyết tăng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm độc não
  • Xuất huyết tiêu hóa, ăn chất đạm quá cao, táo bón, nhiễm trùng, có mạch nối chủ-cửa là một trong những yếu tố góp phần làm NH3 tăng nhanh.

Chú ý:

  • NH3 tăng + urê giảm => Xơ gan
  • Nh3 tăng + urê tăng => xuất huyết tiêu hóa trên

4. Xét nghiệm về virus viêm gan

Các xét nghiệm của viêm gan virus 

Bản chất xét nghiệm Kỹ thuật xét nghiệm Mục đích xét nghiệm
Xét nghiệm miễn dịch – ELISA

– Miễn dịch huỳnh quang

– Hóa phát quang…

– Xác định sự hiện diện của KN của virus và KT (nếu có)

– Đo lường đáp ứng miễn dịch (ĐL KT)

Xét nghiệm sinh học phân tử – PCR

– Realtime PCR…

– Xác định sự hiện diện của vật chất di truyền của virus
– ĐL lượng virus/ đơn vị huyết thanh

Các chỉ tố huyết thanh học của virus viêm gan

VIRUS XN kháng nguyên XN Kháng thể XN SHPT
HAV: Hepatitis A virus Anti -HAV IgM (ĐL)

Anti -HAV IgG

HBV: Hepatitis B virus HBsAg (Kháng nguyên bề mặt)

HBeAg (Kháng nguyên hòa tan)

HBcAg (Kháng nguyên lõi)

Anti -HBs (ĐL)

Anti -HBe

Anti -HBc

ĐL HBV – DNA
HCV: Hepatitis C virus Anti -HCV HCV -RNA

ĐL HCV -RNA

Định type HCV

HDV: Hepatitis D virus Anti -HDV

Các xét nghiệm trên nhằm mục đích xác định có sự nhiễm virus viêm gan

Ứng với các kháng nguyên HAV, HCV, HDV thì có các kháng thể tương ứng: Anti HAV, anti HCV, antin HDV.

Ứng với các kháng nguyên của HBV thì có các kháng thể

  • HBsAg (Kháng nguyên bề mặt s của HBV) có kháng thể: Anti-HBs
  • HBeAg (Kháng nguyên hòa tan e của HBV) có kháng thể: Anti-HBe
  • HBcAg (Kháng nguyên lõi c của HBV) có kháng thể: Anti-HBc

Các chữ IgA, IgG, IgM kèm theo các kháng thể để chỉ bản chất loại Imunoglobulin của các kháng thể: Anti HBc IgG, anti HBc IgM…
Khi siêu vi xâm nhập vào cơ thể ==> Các chỉ số kháng nguyên tăng dần rồi giảm dần ==> biễn mất, khi đó các kháng thể xuất hiện tăng dần ==> gọi là sự đảo huyết thanh.

 

 

Chia sẻ :
Đánh giá bài viết :
0/5 (0 bình chọn)