Nhiệm vụ hàng ngày của Gan là gì?

Bạn đang bị nóng gan, bạn bị gan nhiễm mỡ, bạn vị viêm gan? hoặc đơn giản bạn muốn phòng các bệnh về gan do bạn hay phải uống rượu bia, uống nhiều thuốc tây…Trong bài viết này, chúng ta Cùng tìm hiểu nhiệm vụ của gan hàng ngày là gì? Gan có vai trò như nào với cơ thể? và cách phòng  bệnh, cách chữa bệnh Gan như nào cho đúng nhé.

Những chức năng của gan trong cơ thể là gì?

Có một nhà máy bên trong cơ thể chúng ta hoạt động hết công suất 24 giờ mỗi ngày, chăm chỉ miệt mài, nặng khoảng 1.4 kg và là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Nếu cơ quan này ngừng hoạt động là sự sống cũng dừng lại đó chính là Gan. Gan như là một nhà máy sản xuất, trung tâm kiểm soát chất lượng và lọc máu. Gan cũng là nhà kho để dự trữ vitamin, và kiêm luôn vị trí xử lý, loại bỏ những chất không tốt, độc hại ra khỏi cơ thể.

  • Một trong những chức năng quan trọng của Gan là LỌC MÁU. Gan nhận máu từ hai nguồn, động mạch và tĩnh mạch. Động mạch gan cung cấp máu từ Tim để nuôi dưỡng Gan, trong khi tĩnh mạch cửa gan cung cấp máu từ ruột. Gan nhận máu từ ruột và bắt đầu nhiệm vụ phân loại, xử lý và lưu trữ nhờ sự giúp đỡ của vô số nhà máy tí hon chính là Tiểu thùy (TT).
  • Máu từ ruột chứa carbonhydrate, chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày.
    • Đối với Carbonhydrate, gan sẽ phân hủy chúng và chuyển hóa thành đường để cơ thể sử dụng làm năng lượng.
    • Những vitamin và những chất dinh dưỡng thừa, chưa cần dùng đến ngay, Gan sẽ dự trữ chúng để dành dùng cho cơ thể khi cần
    • Nhưng máu vào Gan này không phải lúc nào cũng toàn dinh dưỡng tốt, chúng thường mang theo những độc tố là những hóa chất độc hại từ các chất bảo quản thực phẩm, các chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi, nguồn nước ô nhiễm, rượu bia, kim loại nặng, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, virus, sự ô nhiễm trong không khí, thuốc tây, và các loại thuốc, thực phẩm mà không được đảm bảo nguồn nguyên liệu và phương pháp bào chế, sản xuất đúng…Với những độc tố này, gan kiểm soát nghiêm ngặt, KHI PHÁT HIỆN ĐỘC TỐ, GAN SẼ BIẾN CHÚNG THÀNH NHỮNG THỨ VÔ HẠI hoặc cô lập và chuyển hóa chúng qua thận hoặc ruột để đào thải hoặc loại bỏ.
  • Gan còn là nhà máy sản xuất, Gan sản xuất nhiều thứ, từ các protein huyết tương vận chuyển axit béo và giúp hình thành cục máu đông (tham gia vào quá trình làm đông máu), đến cholesterol giúp cơ thể tạo ra hocmoon, nó cũng tạo ra vitamin D và các chất hỗ trợ tiêu hóa
  • Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Gan đó là mật. Giống như một nhà máy sinh thái, Gan sử dụng các hepatocyte hay tế bào gan để chuyển hóa chất thải độc hại thành chất lỏng đắng có màu xanh lục, thứ sau đó được chảy vào một bể nhỏ dưới gan gọi là túi mật trước khi nhỏ giọt vào ruột để giúp phá vỡ chất béo, tiêu diệt vi khuẩn và trung hòa axit trong dạ dày. Mật cũng giúp đào thải các chất độc hại và sản phẩm phụ khác từ gan ra ngoài cơ thể
Vai trò của Gan đối với cơ thể
Các nhiệm vụ hàng ngày của Gan

Gan hoàn thành nhiệm vụ “GIẢI ĐỘC” cho cơ thể như nào?

Sau khi Gan phát hiện những chất không tốt cho cơ thể. Quá trình khử chất độc có thể chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn cố định và thải trừ: Một số ion kim loại (muối, đồng, chì,…) các chất màu (dẫn xuất phtalein) vào cơ thể bị Gan giữ lại rồi thải trừ nguyên vẹn ra mật.
Giai đoạn khử độc hóa học:

  • Chất độc nội sinh, ngoại sinh bị thay đổi cấu tạo hóa học thành chất không độc rồi thải ra ngoài qua đường mật hay đường tiểu.
  • Biến NH3 thành urê : Là quá trình khử độc thường xuyên của cơ thể
  • Biến H2O2 thành H2O do tác dụng của catalase: Đây cũng là một quá trình khử độc thường xuyên của cơ thể
  • Khử độc bằng oxy hóa (khử độc bằng bằng phản ứng khử (+2H), bẳng metyl hóa, bằng cách liên hợp với glycerin)
  • Liên hợp với sulfonic: Các chất độc phenol, indol sinh ra trong quá trình thối rữa ở ruột được hấp thu một phần qua gan rồi đào thải qua nước tiểu ở dạng muối kiềm của este sulfuric (R-O-S)
  • Liên hợp glucuronic: Rất nhiều chất được đào thải ra nước tiểu dưới dạng glucuronic, ví dụ: phenol, alcol thơm, alcaloid, steroid đào thải dưới dạng liên hợp này.

Gan chuyển hóa thuốc được hấp thu từ đường tiêu hóa thành dạng có tác dụng với cơ thể

Gan oxy hóa phân tử thuốc nhờ hệ CYP450 (Phase I)
Phân cực hóa phân tử thuốc (Phase II) và  Bài tiết các tác dụng phụ của thuốc ra ngoài cơ thể

Chức năng Glucid, Điều hòa đường huyết của gan như thế nào?

  • Gan tổng hợp Glucose thành Glycogen, khi Glucose máu ≥ 1.2g/L, Gan giảm sản xuất glucose, tăng tổng hợp Glucose thành Glycogen dự trữ, do đó giảm sự giải phóng glucose vào máu. Gan phân ly glycogen thành glucose khi nồng độ glucose trong máu giảm tới 0.7g/L, để cung cấp glucose cho máu.
  • Gan có thể tạo glucose tự do nhờ enzym glucose 6 phosphatase trong khi cơ không có enzym này.
  • Gan tổng hợp glucose và glycogen từ các monosaccarid khác như fructose, galactose,…
  • Gan tổng hợp glucose và glycogen từ pyruvat, lactat, acid amin qua oxaloacetat tạo thành phospho enol pyruvat => F1.6 Di P >F6 (P)=>G6 (P)=>Glucose=>Glycogen.
  • Gan tổng hợp glucose tạo thành Lipid: Thoái hóa Glucose cho pyruvat tạo acetyl CoA. Acetyl CoA là nguyên liệu tổng hợp acid béo, tổng hợp triglycerid.

Chức năng Lipid (nếu khả năng tổng hợp phosphatid,sẽ giảm dẫn tới Gan nhiễm mỡ)

  • Gan là nơi chủ yếu thoái hóa β oxy hóa acid béo cho cơ thể năng lượng sử dụng.
  • Gan là nơi cung cấp các thể ceton (aceton, a.acetoacetic, acid β hydroxy butyric) cho máu chuyển tới các mô sử dụng. Tại các mô, các thể ceton lại chuyển hóa tạo thành acetyl CoA đốt cháy trong chu trình Krebs cho CO2, H2O và năng lượng cho các mô sử dụng, nhất là mô Não
  • Gan tổng hợp phospholipid (phosphatid) vận chuyển mỡ ra khỏi gan, làm mỡ không bị ứ đọng ở gan. Khi gan bị tổn thương nặng, khả năng tổng hợp phosphatid giảm, dẫn tới GAN NHIỄM MỠ.
  • Gan tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA, trong Gan lại xảy ra quá trình este hóa, do vậy khi Gan bị tổn thương, tế bào trong gan sẽ bị suy:
  • Gan sản xuất acid mật từ cholesterol

Gan tổng hợp tất cả Lipid: Cholesterol, cholesterol este, triglycerid, phosphatid, HDL, LDL, VLDL. Do đó Gan đóng vai trò trong chuyển hóa và vận chuyển Lipid.

Chức năng Protid ( AST, ALT, NH3, albumin/globulin)

  • Quá trình trao đổi và khử acid amin xảy ra mạnh mẽ ở Gan, enzym hoạt động mạnh nhất là GOT (AST) và GPT (ALT). Khi tế bào bị hoại tử thì GOT, GPT tăng cao.
  • Gan có khả năng tổng hợp urê từ NH3, khi suy gan nặng thì NH3 tăng cao trong máu (Urê giảm).
  • Gan tổng hợp toàn bộ Albumin và một phần lớn Globumin cung cấp cho huyết tương. Khi Gan suy, nồng độ albumin trong máu giảm.
  • Tổng hợp những protein phản ứng trong giai đoạn cấp: haptoglobin, α-1 antitrypsin, CRP, C3,…Tăng trong đáp ứng các chấn thương của mô.
  • Các xét nghiệm đánh giá: Định lượng AST, ALT, NH3, máu, định lượng protid máu, albumin máu, tỷ số A/G. Tỷ số này bình thường thay đổi từ 1.2=>1.8. Điện di protein huyết thanh xác định các thành phần albumin, globulin α1, globulin α2, globulin β, globulin γ. Định lượng CRP, C3… trong máu

Chức năng Gan – Dự trữ các chất, nhất là vitamin

  • Gan dự trữ nhiều chất nhất là vitamin A, kế đến là vitamin D và B12, Gan cũng dự trữ ít vitamin E và K.
  • Tác dụng đệm Fe của Gan: Dự trữ sắt nhiều nhất dưới dạng  ferritin. Khi sắt trong huyết thanh giảm, gan sẽ phóng thích sắt (Fe) vào máu.

Chức năng Gan – làm ĐÔNG MÁU

Gan tổng hợp nhiều yếu tố đông máu: fibrinogen, prothrombin, các yếu tố đông máu khác: V, VII, IX, X,…

  • Tổng hợp plasminogen => plasmin tác dụng lên fibrin => làm tan cục máu đông. Do đó Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu.
  • Khi bệnh gan nặng => suy gan => những rối loạn đông máu: Xét nghiệm fibrinogen giảm, thời gian quick kéo dài (Tp. giảm).

Chức năng Gan – Chuyển hóa porphyrin

  • Ngoài những bệnh tiểu ra porphyrin di truyền, trong trường hợp suy gan hoặc tắc mật có thể xuất hiện coproporphyrin I và III trong nước tiểu; trong trường hợp xơ gan do rượu coproporphyrin III chiếm ưu thế; trong các trường hợp xơ gan khác và viêm gan chủ yếu là tăng coproporphyrin I trong nước tiểu.

Chức năng Gan – Tạo và bài tiết mật

  • Gan là nơi duy nhất tổng hợp acid mật từ cholesterol và muối mật từ các acid mật.
  • Tác dụng của muối mật: Nhũ tương hóa chất béo từ thức ăn bằng cách làm giảm sức căng bề mặt của chất béo và tăng diện tích tiếp xúc của chất béo với enzym lipase, để enzym lipase dễ dàng thủy phân triglycerid.
  • Bài tiết mật: Liên tục từ tế bào gan, gián đoạn trong các bữa ăn.
  • Tạo sắc tố mật (bilirubin TT) từ bilirubin GT:
    • Tại Gan, bilirubin GT được gắn 1 hay 2 gốc a.glucuronic => bilirubin TT=> Ống dẫn mật trong gan => xuống ruột non.
    • Nếu ống dẫn mật bị tắc nghẽn, bilirubin TT=> vào máu=> bài tiết ra nước tiểu
  • Tái tạo bilirubin TT từ urobilinogen
    • Bilirubin TT theo mật đổ vào ruột non, tại ruột biliburin TT được => vi khuẩn đường ruột => urobilinogen.
    • Một phần urobilinogen được tái hấp thu trở về Gan qua tĩnh mạch cửa. Tại Gan phần lớn urobilinogen này bị oxy hóa tái tạo biliGT=> bili TT =>đổ vào mật, một số ít thoát vào tuần hoàn và thải ra đường tiểu dưới dạng urobilinogen và bị oxy hóa trong không khí biến thành urobilin.
    • Một phần urobilinogen theo phân ra ngoài dưới dạng stercobilinogen, và stercobilinogen bị oxy hóa biến thành stercobilin.

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể Tái Sinh Hoàn Toàn.

Tế bào nhu mô Gan chiếm 60% khối lượng Gan, là những dải tế bào đồng tâm, bao quanh là những khoảng liên kết, các tế bào nội bì: tế bào Kupffer. Tế bào nhu mô gan có khả năng HỒI PHỤC, TÁI SINH cao. GAN là CƠ QUAN DUY NHẤT TRONG CƠ THỂ CÓ THỂ TÁI SINH HOÀN TOÀN nếu bị tổn thương dưới 25%. Đến đây chắc nhiều người trả lời được câu hỏi, tại sao có những giai đoạn mình bị “nóng gan cấp tính”, nổi mụn nhọt, ngứa ngáy phát ban,… nhưng vài ngày sau là có thể tự khỏi hoàn toàn mà không cần chữa trị. Khi tổn thương ít hoặc khi bị cắt bỏ một phần nhỏ, Gan có thể tự phục hồi hoàn toàn. Nhưng nếu tổn thương gan lớn hơn 25%, và lượng độc tố đưa vào cơ thể cứ liên tiếp không dừng, điều này có thể khiến gan luôn phải gồng mình hoạt động ” Vượt công suất, quá tải”, dẫn đến nguy cơ suy gan, xơ gan và có thể ung thư gan.

Giải độc gan chính là Giải cứu gan kịp thời và đúng cách

Giải độc gan không đơn giản hiểu là gan đang nhiễm độc, nhiều độc tố bám ở Gan, và cần dùng nước hay thuốc mát để uống vào “Rửa gan”, cho độc tố trôi đi. Hiểu sai, giải độc gan sai cách sẽ khiến gan ngày càng suy kiệt hơn.

  • Giải độc gan đúng cách cần có một lối sống lành mạnh, giảm độc tố để giảm quá tải cho gan (giảm bia rượu, thuốc lá, thực phẩm , Thực phẩm không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc thuốc tây không theo chỉ định của bác sĩ)
  • Tăng vận động, để tăng chuyển hóa cho Gan
  • Dùng thêm các thực phẩm, dược liệu đã được nghiên cứu trên thế giới để giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Cơ thể khỏe và gan khỏe sẽ có lực để đào thải hết các độc tố đang tích tụ chưa được giải quyết ở gan.
  • Gan thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính chất sống còn của cơ thể, nên việc chăm sóc Gan cần khoa học và đúng cách để không “Tiền mất, tật mang,tính mạng bị đe dọa”.

Tham khảo : Các nghiên cứu khoa học trên thế giới tốt cho Gan.

Chia sẻ :
Đánh giá bài viết :
0/5 (0 bình chọn)